Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và các nhà đầu tư theo định hướng tích cực đang thôi thúc giải quyết vấn đề ESG một cách cụ thể và minh bạch. Họ đang tìm kiếm các doanh nghiệp tích hợp ESG vào trong hoạt động. Việc tích hợp ESG vào kế hoạch chiến lược của mình giúp việc quản lý rủi ro tốt hơn, đồng thời mang lại giá trị cho cổ đông và tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới luôn có sự biến động.

Thời đại kỹ thuật số thúc đẩy sự minh bạch

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, mọi cá nhân, bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, thành viên cộng đồng, nhà hoạt động và xã hội nói chung, đều là những người tham gia một cách bình đẳng và có thể tham gia đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp về những gì họ mong đợi từ chính doanh nghiệp.

Thế hệ trẻ ngày càng kỳ vọng hơn vào sự minh bạch thông tin và chia sẻ thông tin. Theo Khảo sát thế hệ Millennial và Gen Z năm 2021 trên toàn cầu của Deloitte, thế hệ trong độ tuổi từ 18-34 tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ cam kết thay đổi tích cực cho xã hội, đặt con người và trái đất lên trên lợi nhuận.

Có thể thấy rõ rằng, việc chia sẻ thông tin rộng khắp toàn cầu dựa trên các nền tảng kỹ thuật số đã giúp nâng cao nhận thức của con người về các cuộc khủng hoảng tự nhiên và xã hội trên toàn thế giới. Các cuộc đình công vì khí hậu, chống phân biệt chủng tộc với các chiến dịch như #MeToo đã thu hút sự chú ý toàn cầu về các quan điểm phát triển bền vững. Trong một khảo sát của Deloitte năm 2021, ba mươi phần trăm người được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc chuyển việc sang một công ty bền vững hơn, và theo khảo sát của Gallup năm 2021 cho thấy 7/10 người tìm việc ở Mỹ quan tâm đến hồ sơ môi trường của nhà tuyển dụng tiềm năng. 

Tích hợp ESG là cơ hội để các công ty bảo vệ và tạo ra giá trị kinh doanh

Các nhà lãnh đạo thường đặt ra các mục tiêu, sẵn sàng tinh chỉnh các mô hình kinh doanh của mình để đáp ứng tốt các yêu cầu từ thực tế mới hoặc tận dụng các cơ hội mới, tất cả đều có thể biến rủi ro thành lợi thế cạnh tranh. 

Ví dụ, khi thế giới bắt đầu giảm thải cacbon, cơ hội thị trường mới sẽ mở ra cho các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm và giải pháp phát thải cacbon thấp, sử dụng ít năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hơn, thải ra ít khí nhà kính hơn, đồng thời có thể giúp giảm thiểu tác hại của khí hậu và hệ thống tái tạo tự nhiên.

Khi các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới việc giải quyết vấn đề về ESG, nhà đầu tư cũng sẽ tìm kiếm dữ liệu về doanh nghiệp đang ứng dụng ESG và tìm cách nắm bắt cơ hội. Việc đặt ra các cam kết ESG trong chiến lược và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là minh chứng của doanh nghiệp cho các bên liên quan thấy rằng các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đã tích hợp ESG trong vận hành doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo dựng niềm tin, niềm tin chính là nền tảng của giá trị kinh doanh.

Khi các doanh nghiệp muốn có lợi thế dẫn đầu, và khi không có một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất quy định báo cáo, họ sẽ chỉ đưa ra thông tin giới hạn ít ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp của mình. Việc hạn chế các dữ liệu để so sánh và kiểm chứng có thể khiến các nhà đầu tư khó đánh giá hiệu quả hoạt động và dẫn đến việc nhiều thông tin quan trọng dễ dàng bị bỏ qua. Để đáp ứng xu hướng về quy định công bố thông tin ESG, hội đồng quản trị nên thực hiện một số bước cơ bản nhằm tích hợp tư duy của ESG vào đánh giá rủi ro, đưa ra quyết định và xác định các cơ hội mới. 

Đưa ESG thường trực trong chương trình làm việc của hội đồng quản trị:

  • Ban giám đốc có hiểu các yêu cầu quy định liên quan không? 
  • Có dữ liệu cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược với ESG không? 
  • Có thời gian dành riêng cho các chương trình nghị sự để thảo luận nghiêm túc ảnh hưởng của ESG đến doanh nghiệp không? 

Thu hút hội đồng quản trị khuyến khích hỗ trợ cho ESG: 

  • Hội đồng quản trị cần hiểu và ưu tiên ủng hộ ? 
  • Hội đồng quản trị có được cung cấp những phản hồi và dữ liệu thuyết phục để chứng minh vai trò của ESG đối với giá trị doanh nghiệp chưa? 

Dành đủ nguồn lực để tích hợp ESG vào doanh nghiệp

  • Những kỹ năng và nguồn lực nào được đánh giá cần thiết? 
  • Cách tiếp cận ngày nay được tích hợp như thế nào? 
  • Vị trí nào trong cả quá trình? Có đủ nguồn lực để làm việc đó không? 
  • Doanh nghiệp có bộ phận phù hợp để hướng dẫn không? 
  • ESG đóng góp như thế nào vào chiến lược và mô hình kinh doanh? Có nguy cơ thông tin bị sai lệch không?

Đánh giá tác động của chiến lược

  • Liệu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã đáp ứng thích hợp với thực tế kinh doanh mới hay chưa? 
  • Lĩnh vực nào có tác động mạnh mẽ hơn? 

Xác định kết quả một cách rõ ràng: 

  • Xác định mức độ thành công như thế nào đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới? 
  • Tầm nhìn với các mục tiêu và số liệu rõ ràng để đánh giá hiệu quả không? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *