Trong xu thế chuyển hướng sang phát triển bền vững và thực hành kinh doanh có trách nhiệm, các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đã có những động thái tích cực liên quan tới hoạt động ESG, nhằm không bỏ lỡ các cơ hội cũng như phòng ngừa rủi ro liên quan đến ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Cùng SEED theo dõi các tình hình thực thi ESG trên thế giới trong tuần qua:

1. Climeworks hợp tác với LEGO để loại bỏ CO₂ 

Climeworks – Công ty Thụy Sĩ chuyên về công nghệ thu giữ khí CO2 và Tập đoàn LEGO, một trong những nhà sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới, đã ký kết thỏa thuận 9 năm để loại bỏ vĩnh viễn CO₂ khỏi quy trình sản xuất vận hành. Thỏa thuận trị giá 2,4 triệu USD có mục tiêu loại bỏ carbon sẽ trở thành một phần trong danh mục sáng kiến mà Tập đoàn LEGO đang thực hiện để hướng tới mức phát thải ròng bằng 0.

Climeworks loại bỏ CO₂ khỏi không khí một cách có thể xác minh, giúp các công ty giải quyết lượng khí thải CO₂ khổng lồ của họ. Mặt khác, các thỏa thuận dài hạn như vậy cũng là động lực chính giúp Climeworks đẩy nhanh lộ trình loại bỏ CO₂ ở quy mô megaton và cuối cùng là quy mô gigaton vào năm 2050

Climeworks removes CO₂ from the air for the LEGO Group and KIRKBI

2. Pháp và Brazil khởi động chương trình trị giá 1,1 tỷ USD để bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Brazil do Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva chủ trì, đã đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ giữa hai nước sau thời gian căng thẳng dưới thời lãnh đạo cũ của Brazil; nhấn mạnh trách nhiệm chung trong việc bảo vệ rừng nhiệt đới và thúc đẩy quan hệ thương mại đôi bên.
Tổng thống Pháp và Brazil đã công bố sáng kiến trị giá 1,1 tỷ USD nhằm bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon Hợp tác này bao gồm sự đóng góp từ cả quỹ tư nhân và công cộng trong khoảng thời gian bốn năm, nhấn mạnh cam kết chung của cả hai quốc gia trong việc bảo tồn môi trường.

3. Google công bố các sáng kiến bảo vệ nguồn nước nhân Ngày Nước Thế giới

Google kỷ niệm Ngày Nước Thế giới bằng cách nêu bật bốn quan hệ đối tác mới góp phần đảm bảo an ninh nước ở các cộng đồng gần nơi hoạt động của Google. Những sáng kiến này nhắm tới những thách thức đa dạng về nước và thể hiện cam kết của Google với mục tiêu năm 2031 là bổ sung 120% lượng nước ngọt mà các trung tâm dữ liệu và văn phòng của Google tiêu thụ. Các sáng kiến bao gồm:

  • Khôi phục vùng đồng bằng ngập lũ ở Thung lũng Trung tâm của California
  • Xây dựng chiến lược thủy lợi thông minh ở lưu vực sông Maipo của Chile
  • Tăng cường khả năng khôi phục nguồn nước ở Hà Lan
  • Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ở Nhật Bản

Những dự án này thể hiện cam kết của Google trong việc giải quyết các khó khăn về nguồn nước ở cấp địa phương. Bằng cách hỗ trợ các giải pháp đa dạng và cộng tác với các tổ chức tận tâm, Google nỗ lực tạo ra một tương lai trong đó an ninh nguồn nước mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và môi trường.

Trụ sở của Google ở đâu? Văn phòng Google tại Việt Nam

4. Nigeria yêu cầu các công ty đến năm 2028 phải áp dụng tiêu chuẩn báo cáo ESG

Tổng thống Bola Ahmed Tinubu đã khẳng định cam kết của Nigeria trong việc thực hiện các tiêu chuẩn báo cáo bền vững hàng đầu thế giới nhằm giải phóng vốn đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh doanh và bảo vệ môi trường trong nước.
Tổng thống đã đưa ra lời đảm bảo vào thứ Năm, ngày 21 tháng 3 năm 2024, tại Tòa nhà Bang, Abuja, trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB), ông Emmanuel Faber. Trong cuộc họp, Chủ tịch Tinubu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Ông đảm bảo rằng Nigeria sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với ISSB trong việc khai thác các nguồn lực quốc gia thông qua hệ thống quản lý tài chính được cải cách.
Theo đó, bộ tiêu chuẩn bền vững và lộ trình thực hiện với các doanh nghiệp đã sẵn sàng để áp dụng, tuy nhiên Nigeria sẽ phân cấp thực hiện, mục tiêu đến năm 2028 tất cả các công ty đều bắt buộc phải thực hiện.

5. Chính quyền Biden công bố khoản đầu tư lịch sử trị giá 6 tỷ USD để khử cacbon cho các ngành công nghiệp Mỹ

Là một phần trong chương trình nghị sự Đầu tư vào nước Mỹ của Tổng thống Biden, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã công bố khoản đầu tư lên tới 6 tỷ USD cho 33 dự án trên hơn 20 tiểu bang nhằm loại bỏ Carbon cho các ngành sử dụng nhiều năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính công nghiệp, hỗ trợ hồi sinh các cộng đồng công nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh sản xuất của quốc gia.
Các dự án sẽ tập trung vào các ngành phát thải cao nhất, nơi công nghệ khử cacbon sẽ có tác động lớn nhất, bao gồm nhôm và các kim loại khác, xi măng và bê tông, hóa chất và lọc dầu, sắt thép, v.v. dự kiến sẽ giảm lượng khí thải tương đương hơn 14 triệu tấn khí carbon dioxide (CO2) mỗi năm – tương đương với lượng khí thải hàng năm của 3 triệu ô tô chạy bằng xăng.
33 dự án được chọn để đàm phán trao giải đại diện cho các ngành khó khử cacbon, bao gồm 7 dự án hóa chất và lọc dầu, 6 dự án xi măng và bê tông, 6 dự án sắt thép, 5 dự án nhôm và kim loại, 3 dự án thực phẩm và đồ uống, 3 dự án thủy tinh, hai dự án tập trung vào nhiệt xử lý và một dự án giấy và bột giấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *