Ngày 20/2, hàng ngàn nông dân Hy Lạp đổ về quảng trường trung tâm Athens, đậu máy kéo phía trước tòa nhà Quốc hội để phản đối trong bối cảnh họ phải chịu chi phí sản xuất và giá năng lượng tăng cao. Cảnh sát ước tính ít nhất 8.000 nông dân cùng 130 máy kéo đã tham gia biểu tình.

Nhiều tuần qua, biểu tình cũng đã diễn ra tại các nước như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý. Ngày 01/2, các cuộc biểu tình của nông dân đã gây chấn động khi tiến vào khu vực toà nhà quốc hội ở Brussels trong lúc các nhà lãnh đạo EU đang tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn về Ukraine. Sau khi cắm trại bên ngoài tòa nhà quốc hội, họ ném trứng, đốt lửa và bấm còi phản đối.

Nông dân nhiều nước châu Âu phản đối nông sản nhập khẩu giá rẻ

Tại Bỉ, tình trạng tắc nghẽn giao thông không suy giảm tại các cửa khẩu biên giới Zandvliet, Meer và Postel với Hà Lan do nông dân tập trung. Nông dân Pháp cũng tham gia biểu tình, chặn các đường cao tốc chính dẫn vào thủ đô Paris cũng như các thành phố Lyon và Toulouse. 

Nguồn cơn của làn sóng biểu tình? 

Những vấn đề gây bức xúc cho nông dân các nước EU là thu nhập thấp, các quy định môi trường ngặt nghèo và cạnh tranh khó khăn với hàng hóa nhập khẩu ngoại khối.

Một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng đó là “Thỏa thuận xanh Châu Âu”. Thỏa thuận này quy định các biện pháp bao gồm thuế carbon, cấm thuốc trừ sâu, hạn chế phát thải nitơ và hạn chế sử dụng nước và đất. Trong số nhiều chiến lược được đề xuất, chiến lược “Farm to Fork” (Từ trang trại đến bàn ăn) đã đưa ra các mục tiêu chính liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của châu Âu, như: Cắt giảm một nửa lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030, giảm 20% lượng phân bón, dành nhiều đất hơn cho mục đích phi nông nghiệp… Trước mối đe dọa hiện hữu do suy thoái môi trường gây ra, Thỏa thuận xanh châu Âu nhằm mục đích bảo đảm tính bền vững của đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Renaud Foucart, giảng viên kinh tế cấp cao tại Đại học Lancaster ở Anh, cho biết những người nông dân đang cố gắng trì hoãn việc thực hiện các quy định của Thỏa thuận Xanh càng lâu càng tốt. 

Thỏa thuận xanh châu Âu tác động gì đến hàng hóa xuất khẩu sang EU? – Thị  trường Bắc Âu

Ngoài ra, nông dân ở các nước cũng lý do riêng để kêu gọi biểu tình. Nông dân Pháp cho rằng pháp nhập khẩu hàng nông sản nước ngoài giá rẻ khiến thị trường tồn tại cạnh tranh không lành mạnh. Họ cũng bất bình khi chính phủ loại bỏ dần việc giảm thuế đối với nhiên liệu diesel nông nghiệp. 

Tại Đông Âu, các cuộc biểu tình của nông dân tập trung vào “sự cạnh tranh không công bằng” vì lượng lớn hàng nhập từ Ukraine – quốc gia đã được EU bỏ các hạn ngạch và thuế kể từ khi xung đột với Nga nổ ra.

Trong khi đó, nông dân tại Cộng hòa Czech lái máy kéo vào trung tâm thành phố Prague để phản đối hàng nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine vì cho rằng chúng gây áp lực lên giá cả của châu Âu, trong khi không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường vốn đã áp lên nông dân EU.

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Báo  Quảng Ninh điện tử

Nông dân các nước châu Âu cũng gặp vấn đề với các quy định được cho là quá đáng, chủ yếu ở cấp EU. Đáng chú ý là các quy định trợ cấp mới của EU, chẳng hạn yêu cầu phải bỏ không 4% đất nông nghiệp để phục hồi hệ sinh thái, tức là không thể trồng trọt trên phần đất này trong một khoảng thời gian.

Trước làn sóng biểu tình, chính phủ các nước châu Âu đã thực hiện nhiều biện pháp: Đức thu hẹp các kế hoạch cắt giảm trợ cấp dầu diesel; Pháp hủy bỏ việc tăng thuế diesel, trì hoãn các biện pháp khác và cam kết hỗ trợ 150 triệu euro, do đó các hội nông dân đã kêu gọi tạm dừng biểu tình…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *