Khoản vay liên kết bền vững (SLL) là một khoản vay yêu cầu cá nhân/tổ chức đi vay phải đáp ứng các yêu cầu về tính bền vững được thể hiện dưới dạng các chỉ số cụ thể. Bên đi vay thường công khai giới thiệu khả năng thực hiện SLL như một bằng chứng cho thấy các tuyên bố về tính bền vững của họ là chính đáng. 

Thị trường cho vay liên kết bền vững ra đời cách đây khoảng 7 năm khi ESG đang trở thành một dán nhãn bắt buộc, thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường vốn. Và hầu như không có quy định ESG cụ thể nào, nên việc thêm nhãn ESG vào sản phẩm là một công việc ít rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, từ năm 2018 đến năm 2021, thị trường SLL đã tăng hơn 960% lên 516 tỷ USD. Trái phiếu xanh đã tăng trưởng khiêm tốn hơn 250% trong cùng kỳ lên hơn 640 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các quy định đầu tư ESG vào năm 2021 đã đặt nền móng cho một số sự cường điệu xung quanh SLL giảm bớt. Đồng thời sự thức tỉnh của người dân trước các vấn đề xã hội cùng các cáo buộc tẩy xanh đã khiến thị trường SLL buộc phải điều chỉnh. Việc này khiến các khoản nợ gán nhãn ESG nhận được ít ưu đãi tài chính hơn, các cơ quan giám sát tài chính bắt đầu công bố các quy định nghiêm ngặt xung quanh việc dán nhãn ESG, dẫn tới nhiều doanh nghiệp dần quay lưng với thị trường vay liên kết bền vững. 

ESG Financing

Theo báo cáo của Bloomberg, việc phát hành SLL đã giảm mạnh 56% xuống còn 203 tỷ USD trong năm 2023. Hơn nữa, doanh số phát hành trái phiếu xanh đã tăng trở lại vào năm 2024, trong khi việc phát hành SLL đã giảm 74% từ đầu năm đến nay.

Yếu tố chính đằng sau sự trượt dốc trong việc phát hành SLL là việc thực thi quy định của EU yêu cầu các công ty ghi lại báo cáo ESG của họ. Chỉ thị về Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) hiện đang buộc các công ty kinh doanh tại EU phải cung cấp lượng dữ liệu khổng lồ về mọi kế hoạch phát triển bền vững mà họ đưa ra.

Mặc dù CSRD không nhằm để quản lý thị trường SLL, nhưng các khách hàng doanh nghiệp ngày càng xem chỉ thị này là không khuyến khích khai thác thị trường SLL, do nguy cơ bị cáo buộc tẩy xanh ngày càng cao. Điều này thể hiện thực trạng kém minh bạch trong quá trình thực hiện giao dịch ESG.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *