Phát triển bền vững luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng chỉ đến những năm gần đây, các doanh nghiệp mới có đủ động lực để áp dụng trên diện rộng. 

Ngày nay, các công ty muốn tiếp cận đầu tư cần đệ trình các chính sách, báo cáo ESG. Báo cáo trách nhiệm xã hội dần trở thành một phần quan trọng trong các báo cáo thường niên.

Đại dịch COVID-19 là một trong những tác động khiến các doanh nghiệp nhận ra hệ thống quản trị của họ mong manh đến mức nào. Nó cũng cho thấy mức độ dễ tổn thương và đứt gãy của chuỗi cung ứng. Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiên tai và tài nguyên thiên nhiên ngày càng eo hẹp cũng là báo động để các doanh nghiệp xem xét lại tính bền vững. 

Chính vì những diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, báo cáo ESG trở thành thước đo tham chiếu quan trọng của doanh nghiệp: 

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Báo cáo ESG là một trong những cơ sở đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: ngành nghề kinh doanh phù hợp, công bố thông tin, thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, … 

Đối với các nhà đầu tư, ngân hàng: Báo cáo ESG là nhân tố quan trọng trong việc quyết định cho vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với đối tác kinh doanh: Việc lựa chọn đối tác theo tiêu chí ESG chú trọng đến quá trình phát triển bền vững của chuỗi cung ứng hàng hóa đầu vào và đầu ra trên thị trường. 

Đối với người tiêu dùng và cộng đồng: Tiêu chí ESG hỗ trợ lựa chọn các sản phẩm có chất lượng, thân thiện môi trường, sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội.

Đánh giá ESG như thế nào?  

Trong thời gian gần đây, việc giới thiệu và áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế đã dẫn tới nhu cầu tìm hiểu một phương thức kết hợp có hiệu quả các tiêu chuẩn này trong một hệ thống quản lý thống nhất của tổ chức và các mô hình quản trị tiến tiến như EGS.

Trên khía cạnh môi trường: Ngoài tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý, các doanh nghiệp đã nghiên cứu, triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hướng tới đạt được các cam kết nêu trong nghị định thư toàn cầu về phát thải khí nhà kính vào năm 2050.

Về quản lý trách nhiệm xã hội: Các doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ISO 26000 hoặc đồng thời được chứng nhận theo BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ quy tắc đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Trong lĩnh vực Quản trị: Các doanh nghiệp có thể áp dụng nền tảng đánh giá của SEDEX với tên gọi SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) đồng thời với tiêu chuẩn ISO 56002:2019 về quản lý đổi mới (Innovation Management).

Việc kết hợp các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vào chính sách đang trở thành một lộ trình ngày càng phổ biến để dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để tìm ra mô hình đánh giá và xây dựng chiến lược ESG phù hợp nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *