AI hiện diện cuộc sống của tất cả mọi người và nó đã tham gia vào nhiều chiến lược kinh doanh với hy vọng mang lại năng suất và hiệu quả xử lý cao hơn. AI có khả năng thay đổi cách con người mua sắm và tiêu dùng thời trang như thế nào? AI có thể giúp cho ngành thời trang trở nên bền vững hơn hay không? Hãy tìm hiểu một số tác động từ AI tới ngành thời trang:

1. Giảm tỷ lệ hoàn trả

Theo Shopify, chi phí lợi nhuận của ngành Thương mại điện tử là 101 tỷ USD hàng năm nên có tác động đáng kể về mặt tài chính cũng như môi trường. Mỗi đơn hàng bị hoàn trả đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí vận chuyển, nhân công cũng như tác động đến môi trường. Các lý do chính khiến các mặt hàng thời trang bị trả lại đó là kích thước và kiểu dáng không phù hợp. 

AI được kỳ vọng giúp giảm tỷ lệ hoàn trả nhờ khả năng sử dụng dữ liệu khách hàng từ lịch sử mua hàng của chính họ để đưa ra đề xuất về kích thước chính xác hơn. Nhiều thương hiệu sử dụng AI để tạo các gian hàng ảo, nơi khách hàng có thể hình dung ra kiểu dáng và chất liệu của sản phẩm dưới hình thức 3D chân thực. 

7 Ways AI Can Revolutionise Your Fashion Brand

2. Nâng cao tính minh bạch về dữ liệu

Có hai động lực thúc đẩy việc kiểm soát và thu thập dữ liệu tốt hơn trong chuỗi cung ứng Thời trang:

Thứ nhất, các thương hiệu không thể bỏ qua bối cảnh luật pháp đang thay đổi; Thỏa thuận xanh của EU và các sáng kiến tương tự ở các khu vực khác đang kêu gọi nghĩa vụ báo cáo tính bền vững và tăng cường khuôn khổ trách nhiệm của Nhà sản xuất. Những phát triển này có nghĩa là áp lực ngày càng tăng đối với các hành động hướng tới chuỗi cung ứng minh bạch hơn và có dữ liệu đầy đủ hơn. 

Thứ hai, các thương hiệu không thể bỏ qua nhận thức của người tiêu dùng và yêu cầu ngày càng tăng về tính minh bạch cao hơn với các hành động bền vững. Họ khắt khe và khó chấp nhận hoạt động tẩy xanh và bất kỳ tuyên bố sai lầm nào xung quanh tính bền vững.

Hai thách thức này đang gây áp lực lên các thương hiệu và đây là lúc AI có thể mang lại cho các thương hiệu lợi thế để đứng đầu cuộc chơi. Ví dụ: Sáng kiến “hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số” của Châu Âu là yêu cầu bất kỹ sản phẩm tiêu dùng nào của các doanh nghiệp EU đều cung cấp cho người tiêu dùng nguồn góc của bất kỳ nguyên liệu nào có trong đó, khách hàng cũng phải có quyền truy cập theo dõi hành trình của sản phẩm từ nhà máy đến kệ hàng bất kỳ. 

3. Quản lý cung và cầu

Quản lý cung và cầu có lẽ là cơ hội hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp sử dụng AI. Có tới 40% các mặt hàng thời trang nhanh không bao giờ được bán và trở thành rác thải, cho thấy rủi ro lớn về tài chính và môi trường.

Thực tế, ngành thời trang đã rất tiến bộ trong việc dự báo xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng. Với AI, họ có cơ hội dự đoán chính xác hơn về mức độ sản xuất và nhu cầu thực tế. 

4. Đẩy nhanh quá trình thực hành tuần hoàn và đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

Với những cơ hội kể trên để thúc đẩy tương lai tích cực về môi trường và xã hội, cơ hội thay đổi cuộc chơi còn nằm ở cách các doanh nghiệp này tạo ra doanh thu trong tương lai. Chuỗi cung ứng được số hóa hoàn toàn, được hỗ trợ bởi AI có thể hỗ trợ tốt hơn cho các mô hình kinh doanh tuần hoàn đổi mới. 

Khi toàn bộ vòng đời của quần áo được theo dõi và các thương hiệu có thể toàn quyền kiểm soát cách sử dụng, tái sử dụng, cho thuê hoặc sửa chữa sản phẩm của mình, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các mô hình kinh doanh dựa trên dịch vụ. Các mô hình và chương trình này cho phép sản phẩm được sử dụng lâu hơn, tạo doanh thu ở nhiều điểm tiếp xúc và hy vọng sẽ làm hài lòng người tiêu dùng với loại trải nghiệm bán lẻ hoàn toàn mới – với khả năng sản xuất ít hàng may mặc mới hơn.

Nguồn: https://esgnews.com/how-ai-is-changing-the-sustainability-and-circularity-in-fashion-industry/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *