Xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh đã và đang có những sự chuyển biến rõ rệt những năm gần đây và chịu nhiều tác động của tình hình kinh tế, chính trị bất ổn trên toàn cầu. Nhìn chung, thị trường tiêu dùng xanh bao gồm 3 nhóm khách hàng chính: 

  1. Eco Actives 

– Rất quan tâm đến vấn đề về môi trường và tài nguyên

– Họ thực hiện nhiều hành động để giảm thiểu rác thải

– Cảm thấy trách nhiệm lớn với môi trường và xã hội, chủ động tham gia các chiến dịch “xanh”

– Có nhận thức rõ rệt về vấn đề tiêu dùng xanh

– Luôn ưu tiên các thương hiệu có trách nhiệm xã hội, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm địa phương, … 

  1. Eco-Considerers

– Có nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường và rác thải

– Quá trình tiêu dùng xanh bị cản trở bởi sự tiện lợi và giá cả

– Có quan tâm tới các sản phẩm hữu cơ, bao bì tái chế, … tuy nhiên không thực hiện quá nhiều hành động để giảm thiểu rác thải

  1. Eco-Dismissers

– Quan tâm ít hoặc không quan tâm tới các vấn đề về môi trường, thiếu nhận thức về môi trường

Báo cáo năm 2022 của Kantar cho thấy sự sụt giảm bất ngờ của phân khúc người tiêu dùng Eco-Actives. Sau ba năm liên tục tăng trưởng, số lượng Eco-Actives giảm – được cho là hậu quả của lạm phát lan rộng và xung đột chính trị trên thế giới. Sự bất ổn xã hội, kèm theo giá xăng và nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng tới sự ổn định của nhóm tiêu dùng xanh. 

Sự trở lại của Eco-Actives năm 2023 là tin vui đối với các doanh nghiệp đầu tư vào sáng kiến bền vững, bởi Eco-Actives là đại diện quan trọng đối với ngành PMCG. Báo cáo cho thấy Eco-Actives chiếm 22% dân số toàn cầu. 

Eco-Actives đại diện cho một thị trường lớn, chiếm 456 tỷ đô la chi tiêu trên toàn cầu. Bỏ qua họ có thể là một sai lầm của các doanh nghiệp. Dự đoán cho thấy rằng phân khúc Eco-Actives sẽ tiếp tục phát triển và có thể đạt giá trị 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2028.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *