Báo cáo ESG là tài liệu đánh giá và thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chính phủ Liên Minh Châu Âu mới đây đã ban hành các luật quan trọng để đảm bảo họ đạt được mục tiêu khí hậu năm 2030 và tác động của Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) đối với hơn 10.000 công ty nước ngoài. Điều này cho thấy báo cáo ESG sẽ tiếp tục định nghĩa sự thành công dài hạn của các công ty và tổ chức mọi quy mô trên khắp thế giới.
Báo cáo ESG hàng năm đặt ra cơ sở để các tổ chức đo lường sự thay đổi trong chiến lược bền vững, xác định các giải pháp cải thiện hiệu suất ESG. Theo Harvard, các tương tác ESG đã tăng doanh số bán hàng thông qua việc cải thiện sự trung thành và mức độ hài lòng khách hàng.
Để thực hiện một báo cáo ESG cần nhiều giai đoạn chuẩn bị và xem xét kỹ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Dưới đây là 6 bước quan trọng để thực hiện một báo cáo ESG:
- Xác định phạm vi báo cáo
Xác định phạm vi báo cáo bằng cách đánh giá các chủ đề ESG có liên quan tới tổ chức nhiều nhất. Ngoài việc tập trung vào các chủ đề phù hợp nhất với chiến lược ESG và phát triển bền vững của tổ chức, cần xác định thêm các chủ đề cần thiết để đảm bảo báo cáo có giá trị và tác động rõ rệt. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu các đối thủ trong ngành để hiểu rõ hơn các chủ đề, chỉ số hiệu suất và các khung tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong ngành.
- Xác định tiêu chuẩn của báo cáo
Việc tuân theo các tiêu chuẩn và khung báo cáo ESG của bên thứ ba là bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình chuẩn bị dữ liệu. Các khung báo cáo phổ biến như Global Reporting Initiative (GRI) và Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán Bền vững (SASB) cung cấp hướng dẫn hữu ích về cách thực hiện báo cáo đối với ngành nghề cụ thể.
- Xây dựng outline báo cáo
Sau khi xác định các vấn đề ESG sẽ được bao gồm trong báo cáo và xác định khung tiêu chuẩn phù hợp nhất, bước tiếp theo là xây dựng một outline – mô tả báo cáo hoàn chỉnh. Đây là bước để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và tuần tự các yếu tố trong báo cáo. Từ đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển một kho dữ liệu liên quan.
- Thu thập dữ liệu và đo lường hiệu quả
Sau khi xây dựng outline của báo cáo, các lãnh đạo phòng ban cần làm việc để xác định phạm vi dữ liệu mình phụ trách, đảm bảo việc thu thập dữ liệu hiệu quả để phản ánh chiến lược ESG của tổ chức và không để lọt một khoảng trống dữ liệu nào. Để đảm bảo chất lượng và độ chính xác, việc sử dụng dịch vụ của các đơn vị báo cáo ESG chuyên nghiệp ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp.
- Thiết kế báo cáo
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và số liệu cần thiết, đây là lúc người làm báo cáo xây dựng nội dung và kịch bản báo cáo. Ở đây cần trình bày cách tiếp cận, quan điểm, chiến lược ESG và phát triển bền vững của tổ chức, … Hơn nữa, báo cáo cần có sự tham gia của các bên liên quan nội bộ để có sự thống nhất về nội dung, ngôn ngữ và tông điệu. Sau khi nội dung hoàn tất, các bộ phận cũng cần thống nhất về ý tưởng thiết kế đồ họa, đảm bảo báo cáo chất lượng về cả nội dung và hình ảnh.
- Công bố báo cáo và cải thiện hiệu suất ESG
Thông tin ESG minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với nhà đầu tư, khách hàng cũng như người lao động. Vì vậy, các kênh truyền thông khác nhau như website, fanpage, thông cáo báo chí, … nên được sử dụng để đảm bảo báo cáo ESG xuất hiện trên phạm vi rộng nhất. Sau khi được công bố, báo cáo ESG được sử dụng để đánh giá các khoảng trống trong chiến lược ESG, từ đó các nhà lãnh đạo cần xác định những lĩnh vực có thể cải thiện, những cam kết cần được thực hiện trong tương lai.