ESG đang trở thành xu hướng tất yếu của thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, các Doanh nghiệp vẫn đang khá “chật vật” trong việc thực hành và báo cáo ESG. Điều này bắt nguồn từ việc chưa có một quy định chung về các chỉ số, báo cáo,… 

Trong bài viết này, SEED sẽ giới thiệu một số bộ tiêu chuẩn ESG phổ biến được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới. 

SASB (Sustainability Accounting Standards Board) là một bộ tiêu chuẩn được phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp thống kê và báo cáo tài chính theo các hướng dẫn của ESG. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 5 khía cạnh: môi trường, xã hội, nguồn nhân lực, mô hình kinh doanh và tính đổi mới, khả năng lãnh đạo và quản trị, tạo ra một bức tranh tài chính tổng thể chứng minh hiệu suất bền vững của doanh nghiệp theo nguyên tắc của ESG.

Điểm nổi bật của SASB bao gồm tính dễ tiếp cận, chuẩn hóa ngôn ngữ kế toán để giúp nhà đầu tư dễ đọc và so sánh thông tin tài chính của các doanh nghiệp trên toàn cầu. SASB cũng làm nổi bật năng lực tài chính bằng cách xác định các số liệu mà nhà đầu tư quan tâm, đồng thời thống nhất và diễn giải số liệu một cách dễ hiểu. Bộ tiêu chuẩn cũng được thiết kế để phản ánh đặc thù của từng ngành, làm cho nó đa dạng và linh hoạt.

Quy trình thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn SASB bao gồm nghiên cứu chỉ số tài chính liên quan đến ngành hàng, thống kê các chỉ số cần thiết từ ngành hàng và chuyên gia, kiểm tra các chỉ số báo cáo, phát hành bản nháp, điều chỉnh và phê duyệt. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của ESG mà không làm mất đi tính minh bạch và linh hoạt trong quá trình thống kê tài chính.

Bước 1. Phân tích những chỉ số tài chính

Doanh nghiệp cần tham khảo tất cả các chỉ số tài chính mà ESG yêu cầu đối với lĩnh vực đang hoạt động. Bước này chính là nền tảng để doanh nghiệp thấy được bức tranh tổng thể và hiểu được mối quan hệ giữa các chỉ số SASB. 

Bước 2. Tư vấn từ chuyên gia

Không phải thông tin tài chính nào cũng cần công khai, doanh nghiệp cần tham khảo từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong ngành và chuyên gia để vừa kê khai đúng số liệu vừa làm nổi bật thông tin nhà đầu tư quan tâm. 

Bước 3. Kiểm tra các chỉ số báo cáo

Báo cáo kê tài chính theo tiêu chuẩn SASB sau khi được tham vấn từ các bên cần được kiểm tra, chọn lọc lại. Khi thực hiện bước này, bản báo cáo đã dần hoàn thiện và cần được rà soát cẩn thận tính chính xác của từng chỉ số.   

Bước 4. Phát hành bản nháp

Doanh nghiệp cần phát hành bản nháp để các bên liên quan như nội bộ, chuyên gia đóng góp và phản hồi ý kiến. Từ đó, bản tiêu chuẩn kế toán có thêm cơ sở để điều chỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả các bên. 

Bước 5. Điều chỉnh và phê duyệt

Bộ tiêu chuẩn kế toán SASB

SASB, với khả năng đa dạng và đa chiều, là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp muốn thực hiện thống kê tài chính theo các tiêu chuẩn bền vững, đặc biệt là trong ngữ cảnh của thị trường Việt Nam đang có nhu cầu ngày càng tăng về minh bạch và bền vững.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *